Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010

Phúc Đức Tại Mẫu

1 . “Phúc đức tại mẫu” có thể hiểu là “phúc đức từ người mẹ mà ra”. Phúc đức, theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học) là “điều tốt lành để lại do con cháu do ăn ở tốt, theo quan niệm truyền thống”.
Như vậy, ông bà ta xưa cho rằng người mẹ nếu ăn ở tốt sẽ để lại những điều tốt lành cho con. Suy rộng ra là việc một người mẹ, người bà có thể để lại phúc đức cho con cháu hay không phụ thuộc vào cách sống, cách đối nhân xử thế của người đó.
2 . Tôi thấy câu “phúc đức tại mẫu” thật giản dị mà cũng không kém phần sâu sắc. Không phải vì các tác giả dân gian trân trọng, tôn sùng người phụ nữ nên nói vậy mặc dù tôn trọng phụ nữ là một điều vô cùng quý báu trong văn hoá Việt Nam.
Trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã chọn đạo Mẫu làm tư tưởng ngầm xuyên suốt tác phẩm. Đạo Mẫu, theo Nguyễn Xuân Khánh, là đạo nguyên thuỷ của người Việt Nam: thờ mẫu, thờ mẹ núi, mẹ sông, mẹ đất, thờ Man nương…
Đọc tiểu thuyết này, độc giả dễ nhận thấy tác giả luôn yêu thương những nhân vật phụ nữ của mình. Có nhiều ý kiến cho rằng Nguyễn Xuân Khánh đã quá ưu ái các nhân vật nữ. Nhà văn giải thích là căn nguyên của cái “sự ưu ái” này là ông mồ côi cha từ năm lên sáu lên bảy tuổi, mẹ ông lúc giờ mới 30 tuổi và bà ở vậy nuôi con suốt cả đời. Ông yêu và kính trọng người mẹ của mình và nói đó là “một người đàn bà Việt thuần chất”.
3 . Tôi nhớ đến bà ngoại tôi giờ đã đi xa. Hồi tôi còn nhỏ, ông ngoại tôi làm nghề bốc thuốc gia truyền và bà ngoại vẫn thường phụ ông bốc thuốc. Bà hay giấu ông bán thuốc chịu cho những người bệnh nghèo khó không có đủ tiền mua thuốc. Bà còn mua cả gạo, mắm cho những người bệnh làm nghề thuyền chài.
Sau này, khi bà ngoại tôi bị bệnh bại liệt do tai biến của bệnh huyết áp cao, hàng ngày có nhiều người đến thăm bà mà chính các dì, các cậu tôi cũng không biết là ai. Đó chính là những bệnh nhân nợ tiền thuốc của bà. Họ đến thăm bà mà cứ khóc lóc thương bà “ăn ở hiền hậu thế mà lại bị bệnh thế này”.
Rồi cậu tôi đi học đại học Nông nghiệp ở Gia Lâm (Hà Nội). Nghỉ hè về thăm bà, cậu cứ thắc mắc là “không hiểu tại sao chị X. tốt với con thế. Dịp cuối tuần, chị thường mời con về nhà chị ở Đông Anh chơi. Chị lại còn cho con tiền đóng học phí nữa”. Lúc đó, bà ngoại tôi chỉ cười hiền, không nói gì. Cô X. đó lại cũng là một bệnh nhân nghèo của bà. Cô ấy tốt với cậu tôi như thể có lẽ cũng là vì cô muốn thể hiện lòng cảm ơn với bà ngoại.
4 . Tôi nghĩ rằng câu "phúc đức tại mẫu” không hề mang tính duy tâm. Một người phụ nữ có tấm lòng nhân hậu, yêu thương và giúp đỡ mọi người lúc khó khăn, hoạn nạn. Ngay khi đó, có thể là những người được giúp đỡ chưa có khả năng trả ơn cho người phụ nữ đó. Nhưng sau này, khi họ khá giả, có thể là người làm ơn cho họ không còn sống trên đời này nữa, và họ lại muốn đền ơn cho những người con, người cháu của người mà họ mang ơn.
Cái vòng tròn đó thật là đẹp và tôi nghĩ rằng, theo cách này, những điều tốt đẹp cứ thế nhân rộng mãi lên. Cũng như một câu ngạn ngữ của nước ngoài “Khi bạn không thể đáp trả lòng tốt cho người nào đó, hãy làm điều tốt cho một người khác”.

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

khánhken









THOẢI PHỦ_khanhken88: Mẫu Đông Cuông

THOẢI PHỦ_khanhken88: Mẫu Đông Cuông: "http://music.vietfun.com/trview2.php?tap=6&ID=7983&cat=15"

Mẫu Đông Cuông


 Đền Đông Cuông là một trong hai đền lớn ở thượng lưu sông Hồng, đã tồn tại từ lâu đời, tọa lạc tại xã Đông Cuông huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái. Ngày 3/02/2009, Đền Đông Cuông đã đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.
            Ngôn từ dân gian trước đây định danh "Đền Đông", "Đền Mẫu Đông". Khánh tự và sớ văn ghi rõ "Đông Quang linh từ", còn bây giờ là "Đền Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn".
            Trong Kiến Văn Tiểu Lục quyển X mục "Linh tích" thời hậu Lê, cụ Lê Quý Đôn viết: "Văn Châu, một người thuyền hộ xã Kính Chủ, huyện Thanh Ba (nay thuộc địa phận Lâm Thao- Phú Thọ) là học trò Hiệu như Nguyễn Đình Kính. Giữa niên hiệu Bảo Thái (1720 - 1729) đi buôn ở Đông Quang (nay thuộc huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái) bến sông này có miếu thờ Đông Quang Công Chúa vẫn nổi tiếng anh linh. Tục truyền Công Chúa là vợ Đại vương miếu Ngọc Tháp huyện Sơn Vi (sau đổi là huyện Lâm Thao). Một hôm trời đã tối, Văn Châu thấy một người từ trong miếu Đông Quang đi ra đến chỗ thuyền đỗ, gọi tên mình và bảo rằng: " Khi thuyền nhà người trở về qua miếu Ngọc Tháp, phiền nhà ngươi nói giúp là kính tạ Đại vương, Chúa bà đã sinh con trai rồi, gửi lời về báo để đại vương biết". Nói xong liền biến mất. Đường thuỷ mà thuyền buồm đi từ Đông Quang đến Ngọc Tháp phải ba, bốn ngày, thế mà ngày hôm ấy, Văn Châu bắt đầu đi từ sáng sớm, thuyền đi như tên bay, đến giờ Thân  đã tới  Ngọc Tháp (chỗ này núi đá mọc nhô ra bến sông như hình ruột ốc, miếu ở trên núi, bên cạnh miếu có chùa Lăng Nghiêm) Văn Châu theo lời thầy dặn, đứng ở đầu thuyền nói lại rồi đi".
            Thần Tích  của dòng mo họ Hà coi việc giữ đền và tế tự chép: Đông Quang Công Chúa là Lê Thị Kiểm. Bà là vợ ông Hà Văn Thiên, người Tày Đông Cuông được triều đình giao cai quản vùng Đông Cuông và ngoại vi. Ông Thiên, hậu duệ của Hà Đặc, Hà Bổng (Trại chủ Quy Hoá) bị hy sinh trong chiến tranh chống Nguyên. Ông bà sinh hạ được một con trai. Khi Ông tạ thế, bà Kiểm và con trai ở lại Đồng Cuông rồi mất tại đấy. Dân lập miếu thờ ông bên Ghềnh Ngai (hữu ngạn sông Hồng) và thờ hai mẹ con bà bên tả ngạn, đối diện với miếu.
            Trong nhân dân hai xã Đông Cuông và Ngòi A lưu truyền một huyền thoại: ở xóm Đá Ôm thôn Đồng Dẹt xã Đông Cuông có một giếng nước sâu trong vắt. Giếng ở chân gò, nơi chúa họ Cầm ở (tù trưởng bộ tộc Tày). Một hôm, con gái tù trưởng là Cầm Thị Lả (Cầm Thị Lê) ra giếng gội đầu. Lỡ tay đánh rơi lược xuống giếng, nàng vội nhào theo vớt lược. Lược chẳng thấy chỉ thấy đáy giếng lộ ra một con đường rộng, sâu hút. Nàng theo đường ấy, đi mãi đến Thuỷ Cung rồi gặp Long Vương lấy làm chồng và sinh hạ được một trai. Nhớ nhà, nàng bế con trở lại dương thế và hứa với Long Vương hàng năm sẽ xuống thăm chồng một lần và chỉ đi một mình không đem con đi cùng. Giếng Đồng Dẹt trở thành giếng thần. Tháng Giêng ngày  mão, xã chọn thanh niên chưa vợ đi tát sạch giếng để lọc lấy nước trong thanh khiết cúng lễ.
            Năm Giáp Dần (1914) nghĩa quân Kinh - Dao - Tày huyện Trấn Yên khởi nghĩa chống Pháp thất bại bị chính quyền thống trị Pháp hành hình trong đó có năm ông người Tày họ Hà, Hoàng, Lương, Nguyễn quê ở Đông Cuông, các vị được tôn thờ tại đền.
Theo tục truyền, xã Đông Cuông cổ xưa là Mương Khà đã có từ lâu đời do các dòng họ Hà, Hoàng Tày Khao sáng lập; đồng thời họ Hà dựng đình để làm nơi cúng thần Sông , Núi, Thổ địa, Thành Hoàng Làng.
            Hai họ Hà và Cầm từng thay nhau đảm lãnh công vụ chính quyền và cúng lễ của toàn mường.
            Đình Mường Khà cũng là nơi làm việc của thổ tù, chức dịch, phiên quan gánh nhận chức năng "Đình Trạm" chuyên tống đạt công văn thư chỉ hai chiều giữa cấp trên và cấp cơ sở. Thời Trần, Tổng binh Quy Hoá Hà Bổng và thuộc viên của ông từ Thanh Sơn lên biên ải vẫn thường dừng chân ở Quán Tuần và Đình trạm Mường Khà.
            Hệ thống đình Mường Khà gồm: đình cả (sau này là đền Đông Cuông) và các đình thôn, đình xóm thượng - hạ. Đình cả do dòng họ Hà quán xuyến, đình nhỏ do dòng họ Hoàng, họ Lương đăng nhang.
            Dòng họ Hà cho biết tổ phụ của họ là Hà Văn Thiên đã từng lãnh đạo địa phương đánh giặc Nguyên thời Trần sau bị tử trận và được dân làng lập miếu thờ bên Ghềnh Ngai (xã Tân Hợp huyện Văn Yên ). Miếu làm theo kiểu nhà sàn chân thấp, to hơn miếu hiện nay. Vợ ông là Lê Thị Kiểm và con trai ông khi tịch diệt cũng được dân thờ bên Ghềnh Ngai và ít lâu sau, ban thờ mẹ con được di sang đình cả bên Đông Cuông.
            Kế từ khi triều đình phong sắc, đình được mở rộng, tông trang, dần dà cải đổi thành miếu mà Cụ Lê Quý Đôn thời Hậu Lê đã ký lục. Triều Nguyễn, miếu được nâng thành đền và thánh từ trong Đại Nam Nhất Thống chí định danh là "Đền Thần Vệ Quốc" gọi theo sắc phong. Đền lúc này vẫn bằng gỗ làm theo kiểu nhà sàn chân thấp. Sau sự biến Giáp Dần (1914), dân tổng Đông Cuông góp tiền đón thợ Hà Đông, Nam Định lên đúc tượng đồng Vua Mẫu và Vua Con.
            Năm 1924, một nhà buôn lâm sản ở mấy cửa ngòi quanh Đông Cuông bỏ tiền riền và vận động thiện nam tín nữ góp của đón thợ Hương Canh (Vĩnh Yên) lên gạch đền Mẫu và tu sửa đền Ông Ngềnh Ngai. Dịp này, con nhang đệ tử cung tiến khá nhiều đồ thờ phong phú: chuông, đỉnh, lư, hoành phi, đại tự, câu đối, bát bửu, y môn, rèm cung, tán họng, hạc nến, mâm bồng... mang đậm yếu tố văn hoá - tín ngưỡng đồng bằng. Tinh tuý và màu sắc Việt Tày hoà trộn sâu sắc từ thời điểm này.
            Năm 1979, nổ ra chiến tranh biên giới phía Bắc. Đền dỡ đi để xoá mục tiêu. Đồ thờ cất giữ cẩn thận. Năm 1980, Hội người cao tuổi ở khu Bến Đền tái dựng đền bằng vật liệu tranh tre nứa lá.
            Thể theo nguyện vọng nhân dân, ngày 4/01/1995, UBND tỉnh Yên Bái ra quyết định cho phép nhân dân xã Đông Cuông huyện Văn Yên "xây dựng lại ngôi đền Đông Cuông... đúng trên nền ngôi đền cũ… để phục vụ việc tôn kinh thờ cúng. Đền được Nhà nước và nhân dân dành cho một khu đất khá rộng: 17.600 m2, tạo thành khuôn viên lý tưởng: Tiền diện là sông Hồng và nản đá Ghềnh Ngai  luôn gợn sóng, sau lưng là đồng ruộng xen đồi bát úp, phía phải là Khe Ao Sen, bên trái là con đường đất từ đường sắt Yên Bái - Lào Cai chạy vào đền.
            Đền hướng mặt ra sông, chếch tây nam, nhìn thẳng sang miếu Ghềnh Ngai. Miếu hiện được tách khỏi đền, giao cho xã Tân Hợp quản lý.
            Theo bản "tóm tắt lịch sử đền mẫu Đông Cuông" ngày 01/6/1998 của nhà Đền Đông Cuông thì "nội thất bên trong... được sắp đặt các bàn thờ như sau: Trong cung cấm có một tượng Mẫu, một tượng Quan Hoàng và hai tượng hầu cận. Gian giữa bệ thờ Công Đồng Tứ Phủ có 5 tượng quan. Nhìn theo hướng nhà đền bên phải là toà sơn trang thờ 12 cô sơn trang. Bên trái xây toà thờ Trần Triều và hai cô hầu cận". Tượng Quan Hoàng chính là tượng "Vua Báo" mà đồng bào Tày thường gọi nôm na.
            Thời phong kiến, chư thần Đông Cuông được bốn đời vua sắc phong về công lao "bảo vệ đất nước, che chở nhân dân" và xã Đông Cuông được đặc cách chuẩn y cho theo trước phụng thờ chư thần và chăm non miếu đền: Năm Tự Đức thứ 33 ngày 11 tháng 4 âm lịch; năm đồng Khánh thứ 2 tháng 7 ngày 1; năm Duy Tân thứ 3 tháng  8 ngày 11; năm Khải Định thứ 9 tháng 7 ngày 25.
            Ngoài tuần rằm mồng một, tứ thời bát tiết, đền Đông Cuông có hai lễ chính: ngày Mão tháng giêng mổ trâu trắng, ngày Mão tháng chín mổ trâu đen.
            Tại lễ lớn, thỉnh tôn thần 12 ngọn núi, 12 ngọn sông, 18 "nước chư hầu" và Vua tổ Hùng Vương và Tế nam theo chế thức cung đình. Khai mạc lễ từ sớm trước tiết rước kiệu: 6 đến 8 giờ sáng. Lễ phẩm chính là trâu trắng mổ nguyên tươi.
          
  Lễ rước kiệu được triển khai sau tế đến giờ Ngọ: rước kiệu Thành Hoàng Làng ở miếu hạ Khe Chàm, Cầu Có và miếu giáp thượng đồi Pù Ả xóm Lẫm. Rước kiệu Mẫu (mẹ) từ đền qua sông sang miếu Ghềnh Ngai (nay thuộc xã Tân Hợp huyện Văn Yên) thăm Đức Ông. Hai kiệu gồm kiệu Mẫu và kiệu Báo (con) bao sái thanh khiết, trang trí đẹp. Lúc Kiệu đi, đông đảo tín nữ Kinh - Tày bao quanh kiệu khấn chúc hai mẹ con Mẫu "Thăm đức Ông" mừng vui trọn vẹn. Trống dong cờ mở, bát âm tấu nhạc. Bốn thiếu nhi Tày thắt lưng đỏ cầm cờ múa đi trước. Thiếu nhi ngoài cuộc được già làng động viên reo hò khích lệ "Vua Me"- "Vua Báo" (Vua mẹ, Vua con). Một thuyền đinh lớn hoặc một bè lớn túc trực dưới sông đón kiệu. Đến mép nước Kiệu Vua con ở lại trên bờ, chỉ kiệu Vua mẹ xuống thuyền sang Ghềnh Ngai. Toán người gồm thổ đạo, mo đền, trung hội, tín nữ, người cầm lọng kiệu.... Tới nản đá Ghềnh, để kiệu Mẫu ở dưới thuyền, thổ đạo mo, và các thành viên lên tảng đá thắp hương khấn tiếng Tày xen tiếng Kinh; " Nhân ngày... bàn dân đề tử chúng con rước Mẫu sang với Đức Ông..Vậy mong ngài....” sau đó xin âm dương bằng hai đồng tiền kẽm để nài Đức Ông chấp nhận rồi xuống thuyền trở về. Lễ diễn nửa giờ, tới bờ, kiệu Mẫu khiêng khỏi thuyền cùng kiệu Con rước vào đền. Bốn trẻ vẫn đi trước múa cờ mừng nhưng đám trẻ ngoài không hò reo nữa.
            Đồng bào Tày Đông Cuông và các vùng lân cận quan niệm đây là "lễ cưới lại" của Mẫu với Đức Ông mà hậu duệ phải đứng ra tổ chức.
            Múa dân tộc cử hành lúc kiệu rước từ đền ra bờ sông (để sang Ghềnh Ngai). Múa được đàn tính và nhạc chùm đệm, phần nhiều do bà con Tày đảm nhiệm. Ngoài ra còn có ném còn, "tức Xiến" (đánh yến), đánh vật; hát chèo, diễn tích Lưu Bình Dương Lễ; chào mừng chúc đàn anh chức dịch và toàn dân thu hoạch lúa tốt, gia súc đầy chuồng, bình an khoẻ mạnh.                          

Tứ Phủ Chầu Bà

1. Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên
Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên được coi là hóa thân của Mẫu Đệ Nhất. Chầu Bà vốn là Thiên Cung Tiên Nữ, con vua Ngọc Hoàng, giáng hiện trong xứ Thanh giúp dân hộ quốc. Trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, bà là vị ở ngôi cao nhất, cai quản Thượng Thiên, nắm giữ sổ Tam Tòa. Khi thanh nhàn bà lại cùng các cô nàng hầu cận vui vẻ dạo chơi, giáng phúc cho dân. Cũng có quan niệm cho rằng, bà còn là Quế Hoa Công Chúa (hay còn gọi là Chầu Quế, khác với Mẫu Đệ Nhị) trên Thiên Cung, xuống Đồi Ngang Phố Cát, kề cận bên Mẫu Liễu Hạnh.
Bà khá ít khi ngự đồng (đây cũng là đặc điểm chung của các vị thánh trên hàng Thượng Thiên), chỉ khi nào có tiệc khai đàn mở phủ, mà người ra trình đồng có tòa lễ Tứ Phủ Chầu Bà Sơn Trang thì thường thỉnh bà về chứng tòa đàn màu đỏ (gồm hình Chúa (Chầu), đôi cô hầu cận cầm quạt, mười hai cô nàng, động chúa, thuyền thoi…). Khi ngự đồng thì chầu thường mặc áo màu đỏ thêu phượng (hoặc có thể là áo gấm). Vì chầu là hóa thân của Mẫu Đệ Nhất nên nơi nào Mẫu ngự thì đều có thể coi là đền chầu, tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng có nơi thờ riêng, lưu rõ dấu tích của chầu nhất là Đền Rồng, Thanh Hóa. Khi thỉnh chầu, văn hát rằng:
“Gió nam phong bóng vàng xế xế
Thỉnh mời chầu loan giá ngự lên
[…] Sớm hôm vui vẻ Đền Rồng
Khi chơi phủ tía, lầu hồng vào ra
Khăng khăng giữ sổ Tam Tòa
Đêm ngày giá ngự vạn hoa cầm quyền”
2. Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn:
Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn được coi là hóa thân của Mẫu Đệ Nhị. Chầu cũng vốn là Thiên Thai Tiên Nữ, con vua Đế Thích, cai quản sơn lâm thượng ngàn, quyền hành khắp hết 81 cửa ngàn đất Nam Việt. Lại có sự tích cho rằng, bà cũng giáng sinh vào quý tộc Lê gia (có tài liệu ghi lại tên bà là Lê Thị Kiểm) ở vùng Thác Cái Thác Con, Hà Giang, sau này trở thành Bà Chúa Thượng Ngàn. Trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, bà là vị chầu bà có quyền hành tối cao của tòa Sơn Trang (mà đa phần các vị chầu bà đều ở trên sơn trang) nên gần như bà là vị có quyền cao nhất hàng chầu, chỉ sau Chầu Đệ Nhất.
Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn là vị chầu hay giáng đồng nhất trong hàng chầu (từ đồng tân đến đồng cựu ai cũng thỉnh chầu về ngự, để ban tài tiếp lộc sơn lâm sơn trang). Chầu ngự về đồng thường mặc áo màu xanh (xanh la hay xanh lá cây), cầm quạt khai cuông rồi múa mồi. Chầu Đệ Nhị thường hay ngự về trong các đàn mở phủ để chứng đàn Sơn Trang (kể cả với người không mở đủ bốn tòa sơn trang mà chỉ mở một tòa xanh). Ngoài ra khi đồng tân lính mới vào hầu cũng thường thỉnh chầu về để sang khăn cho đồng mới. Và đặc biệt, khi Chầu Đệ Nhị ngự đồng vào dịp lễ tiệc (đặc biệt là lễ Thượng Nguyên) trong năm, thì thường có nghi thức gọi là “trình giầu”. Khi chầu về ngự đồng, những con nhang đệ tử nào có căn số, đã lập bát hương bản mệnh, sẽ ngồi giữa chiếu ngự, phủ khăn đỏ và trên đầu đội mâm giầu trình (gồm cau, lá trầu, vỏ thuốc, thuốc lào, thuốc lá…), khi đó người ngồi đội giầu phải đặt lên mâm giầu trình 13.000 (thông thường là thế, có nơi thì là 15.000) dâng lên Chúa Sơn Trang và 12 cô tiên nàng hầu cận là những vị chứng mâm giầu của mình, lúc đó chầu sẽ cầm bó mồi (hoặc hương đã đốt cháy) khai cuông, chứng mâm giầu rồi xin tiền đài, nếu được nhất âm nhất dương (có một đồng tiền xấp, một đồng tiền ngửa) nghĩa là Phật Thánh đã chứng cho người ngồi đội giầu đó, rồi người đội giầu lễ tạ và đi ra để cho người khác vào tiếp tục.
Cũng như Chầu Đệ Nhất, Chầu Đệ Nhị được thờ phụng ở bất cứ nơi nào có rừng núi có Mẫu Đệ Nhị ngự. Nhưng khi thỉnh chầu, người ta thường hay nghĩ tới Đền Đông Cuông là nơi in dấu rõ nhất ở tỉnh Yên Bái. Vậy nên khi thỉnh chầu, văn hay hát rằng:
“Dâng văn tiên chúa Thượng Ngàn
Đông Cuông, Tuần Quán giáng đàn chứng đây”
Khi nói về sự tích của chầu văn cũng thường hát :
“Vốn dòng công chúa thiên thai
Giáng sinh hạ giới quyền cai thượng ngàn
Quyền cai Bảo Lạc Hà Giang
Thượng cầm hạ thú hổ lang khấu đầu”
Hay khi có nghi thức “trình giầu”, văn cũng hát:
“Hôm nay có mâm giầu trình
Trước trình cửa Phật, sau trình Vua Cha
Trình lên Quốc Mẫu,Chúa Bà
Năm Tòa Ông Lớn, Chầu Bà Sơn Trang
Trình lên Tứ Phủ Ông Hoàng
Tiên Cô Thánh Cậu chứng mâm giầu trình”
3. Chầu Đệ Tam Thoải Cung
Chầu Đệ Tam Thoải Cung được coi là hóa thân của Mẫu Đệ Tam. Chầu vốn là Thủy Tinh Tiên Nữ, con vua Thủy Tề, ở chốn Long Cung, chầu thường được tôn xưng là Lân Nữ Công Chúa, quyền quản cai coi giữ các tiên nữ chốn Thủy Phủ. Lại có sự tích cho rằng bà là con gái của Lạc Long Quân, danh hiệu Thủy Tinh Động Đình Ngọc Nữ Tam Giang Công Chúa (nhưng truyền thuyết này không được lưu truyền rộng rãi mà thực tế thì người ta vẫn công nhận sự tích Chầu Đệ Tam là con Vua Long Vương Bát Hải Động Đình hơn). Trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, bà là vị chầu có sự tích buồn nhất.
Chầu Đệ Tam là vị chầu ít khi giáng đồng nhất (người ta thường kiêng hầu chầu đặc biệt là trong các dịp tiệc mừng vui hoặc lễ Thượng Nguyên hoặc đại đàn mở phủ). Nếu trong đàn mở phủ mà dâng bốn tòa sơn trang thì người ta cũng không hay thỉnh chầu về chứng mà thường thỉnh Chúa Thác Bờ hoặc Chầu Bé Thoải Bản Đền thay cho giá chầu để chứng tòa màu trắng. Chầu chỉ ngự về khi người hầu bắc ghế hầu Tứ Phủ ở các ngôi đền thờ các vị thánh hàng Thoải hoặc tại chính đền thờ Mẫu Thoải. Chầu ngự về thường mặc áo màu trắng, cầm quạt khai cuông. Người ta ít khi hầu chầu trong những dịp tiệc vui vì khi chầu ngự thì khá u buồn, có điều đó cũng bởi sự tích của chầu: Chầu Đệ Tam vốn là con gái Vua Thủy Tề, ở chốn Long Giai. Chầu kết duyên cùng Kính Xuyên (là con Vua Đất). Khi Kính Xuyên đi vắng, chầu ở nhà khâu vá, chẳng may kim đâm vào tay chảy máu, chầu lấy tấm vải lụa trắng để thấm máu. Thảo Mai, tiểu thiếp của Kinh Xuyên, vốn đã sinh lòng đố kị từ lâu, nhân cơ hội đó giấu tấm lụa đi, đến khi Kính Xuyên về, Thảo Mai lấy ra rồi vu oan cho bà ở nhà đã cắt máu thề nguyền để tư thông cùng kẻ khác. Kính Xuyên không nghe lời thanh minh, ghen tuông mù quáng, một mực bắt đóng cũi bỏ bà lên rừng cho thú dữ ăn thịt. Ở nơi rừng núi, bà được muôn loài quý mến, dâng hoa quả nước uống cho bà. Đến một ngày kia thì bà gặp được Liễu Nghị, vốn là thư sinh, nhờ tập ấm cha mẹ để lại nên đèn sách chuyên cần. Hôm đó trên đường đi thi thì chẳng may bị lạc vào nơi bà bị đày ải. Thấy bà vậy, Liễu Nghị đến hỏi han, sau khi biết rõ sự tình, Liễu Nghị nguyện kết duyên cùng bà. Nhưng bà từ chối, sau đó lấy máu, viết thư nhờ Liễu Nghị mang về đến chốn Long Cung để vua cha thấu hêt sự tình rồi sẽ định liệu sau. Theo lời bà, Liễu Nghị ra đến sông Ngân Hán, là mái Long Giai ngoài biển Đông, thấy có cây ngô đồng, Liễu Nghị rút cây kim thoa, gõ vào cây ba lần. Tức thì gió giật mưa sa, biển động ầm ầm, giữa dòng thấy hiện lên đôi bạch xà, Liễu Nghị bèn trình bày mọi việc, đôi bạch xà vâng lệnh đưa Liễu Nghị xuống Thủy Cung. Tại đây, Liễu Nghị trao cho Vua Thủy Tề bức thư và kể hết mọi chuyện. Vua cha tức giận, sai người đi bắt Kính Xuyên và Thảo Mai, còn truyền cho Trưởng Tử Xích Lân lên đón bà về. Sau đó Chầu Đệ Tam được rước về Thoải Phủ, kết duyên cùng Liễu Nghị, người được giao cho chức Quốc Tế Thủy Quan. Còn Kính Xuyên và Thảo Mai thì bị gia hình chịu tội (Câu Chuyện này được lưu lại trong tích “Liễu Nghị truyền thư”).
Như Chầu Đệ Nhất và Chầu Đệ Nhị, Chầu Đệ Tam được thờ ở các cửa sông cửa biển, nơi có lập đền thờ Mẫu Đệ Tam, nhưng nơi được mọi người biết đến nhiều hơn cả là Đền Thác Hàn ở tỉnh Thanh Hóa. Khi chầu ngự đồng văn hay hát thỉnh rằng:
“Trịnh giang biên duềnh ngân lai láng
Nguyệt làu làu soi rạng Nam Minh
Con vua thủy quốc Động Đình
Có tiên thần nữ giáng sinh đền rồng”
Hoặc khi nói về nỗi oan khuất của chầu, văn cũng hát rằng:
“Trách Thảo Mai ra lòng giáo dở
Trá đồ thư làm cớ gieo oan
Kính Xuyên chẳng xét ngay gian
Nỡ đem đầy chốn lâm sơn sao đành”
Hay có những đoạn hát sử rầu:
“Tưởng nông nỗi dòng châu lã chã
Trách ai làm đôi ngả chia li
Từ nay hoa ở xuân về
Cầu Ô lỡ nhịp bến khuya vắng thuyền
Bứt rứt nỗi thung huyên nghĩa cả
Tấm thân này có xá chi đâu
Lẽ nào nát ngọc trầm châu
Vùi hoa dập liễu bởi câu tam tòng
Xót vì nỗi má hồng bội bạc
Âu cũng đành bèo dạt mây trôi
Sự này há kể chi ai
Lòng trinh chuyển động đất trời chứng minh”
4. Chầu Đệ Tứ Khâm Sai
Chầu Đệ Tứ Khâm Sai. Vốn xưa bà là Bồng Lai Tiên Nữ (có tài liệu ghi rằng bà là Mai Hoa Công Chúa trên Thiên Cung). Bà giáng thế hạ trần (có sách nói rằng bà giáng vào nhà họ Lí, tên là Lí Thị Ngọc Ba), sinh quán ở đất Quý Hương, An Thái, Vụ Bản, Nam Định, sau đó trở thành vị nữ tướng, tương truyền chầu là người khảng khái, chính trực, ra trận nếu có kẻ nào làm sai phép quân thì “tiền trảm hậu tấu” (chém đầu kẻ đó trước sau rồi mới về tâu với vua), nhưng đã có công giúp vua ra dẹp giặc và trấn giữ ở vùng Hà Trung, Thanh Hóa nên được sắc phong là Chiêu Dung Công Chúa. Sau này khi trở về Thiên Đình, bà được giao quyền khâm sai Tứ Phủ (từ Thủy Phủ cho tới Thiên Cung), Tam Tòa, biên chép sổ Thiên Đình, quyền cai bản mệnh gia trung (vậy nên có khi người ta còn gọi là Bà Thủ Bản Mệnh). Có khi chầu lại được coi là vị chầu bà giữ sổ Tứ Phủ, coi kho ngân xuyến, kề cận bên Mẫu Liễu Hạnh ở đất Phủ Dày. Đôi khi thanh nhàn, chầu truyền các tiên nàng dạo chơi khắp chốn, từ quê hương ra kinh thành, vân du khắp mọi nơi.
Chầu Đệ Tứ cũng ít khi về ngự đồng. Người ta thường hay hầu chầu khi về đền thờ chầu hoặc đất Nam Định (là nơi chầu kề cận Mẫu). Thường thì khi có đàn mở phủ mà đồng tân dâng bốn tòa Sơn Trang thì thỉnh chầu về chứng tòa màu vàng. Khi chầu ngự về mặc áo màu vàng, cầm quạt khai cuông rồi thường múa kiếm và cờ lệnh (chầu ra trận hoặc cầm cờ hiệu khâm sai), cũng có nơi hầu Chầu về múa quạt, múa mồi hoặc chỉ khai cuông rồi an tọa (điều này là do tập tục từng nơi).
Đền Chầu Đệ Tứ cũng được lập ở ba nơi: đầu tiên là Phủ Bà _Chầu Đệ Tứ nằm trong quần thể Phủ Dày (vì coi là chầu cận Mẫu) thuộc Vụ Bản, Nam Định (đồng thời là nơi quê nhà của chầu), tiếp theo là Đền Cây Thị_Đền Chầu Đệ Tứ thuộc Hà Trung, Thanh Hóa (là nơi chầu dẹp giặc) và ngoài ra ở Hà Nội còn có ngôi đền thờ vọng chầu ở bên bờ sông Hồng, gần cầu Chương Dương, Gia Lâm gọi là Đền Duyên Trường_Đền Chầu. Theo một tài liệu ghi lại thì ngày chính tiệc của Chầu Đệ Tứ là ngày 14/3 âm lịch. Khi chầu ngự về, văn hay hát rằng:
“Trấn Nam thiên nữ trung Nghiêu Thuấn
Đất Sơn Nam có đấng trâm anh
Quý Hương, An Thái xã danh
Có Chầu Đệ Tứ hách danh còn truyền
Làu làu thụ sắc hoàng thiên
Ngự đồng ảnh bóng khắp miền gần xa
Ra uy sát quỷ trừ tà
Chiêu tài tiếp lộc gần xa cho đồng
Khâm sai Tứ Phủ tùy tòng
Chiêu Dung Công Chúa ngự đồng cứu dân”
Hay nói về tài sắc của chầu, văn ca ngợi:
”Mặt hoa tươi tốt má hồng
Gồm lo tứ đức tam tòng vẻ vang
Rườm rà tóc phượng vấn ngang
Lưng ong má phần vẻ càng tốt tươi
Miệng chầu cười như trăm hoa nở
Đích lên tài Tiên Nữ Bồng Lai
Vào tâu ra rộng khoan thai
Đã trong hiển ứng lại ngoài tối linh”

Đạo Mẫu Và Tam Tòa Thánh Mẫu

             
Đạo Mẫu là một tín ngưỡng dân gian Việt Nam thờ các nữ thần (thường gọi là các Thánh Mẫu). Đạo Mẫu là một phần quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng dân gian và bản sắc dân tộc của Việt Nam. Đạo Mẫu được thờ tại các đền, phủ. Ở miền Bắc Việt Nam, hầu hết các chùa cũng có bàn thờ Mẫu (Tiền Phật, hậu Mẫu).
Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Thánh Mẫu Liễu Hạnh được cho là công chúa của Ngọc Hoàng Thượng đế, do lỡ tay làm vỡ chén ngọc mà bị đày xuống trần làm con gái nhà họ Lê (ở nơi ngày nay thuộc tỉnh Nam Định) vào năm 1557. Dưới trần, bà có cuộc sống ngắn ngủi, lấy chồng và sinh con năm 18 tuổi và chết năm 21 tuổi. Do bà yêu cuộc sống trần tục nên Ngọc Hoàng cho bà tái sinh lần nữa. Trong kiếp mới, bà du ngoạn khắp đất nước, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, gặp gỡ nhiều người. Bà thực hiện nhiều phép mầu, giúp dân chống quân xâm lược. Bà trở thành một lãnh tụ của nhân dân và thậm chí bà còn tranh đấu với vua chúa. Do đức hạnh của bà, nhân dân đã lập đền thờ bà (Đền Sòng tỉnh Thanh Hóa). Bà đã được thánh hóa và trở thành một vị Thánh Mẫu quan trọng nhất và một hình ảnh mẫu mực cho phụ nữ Việt Nam.
Cho dù cuộc đời của bà được giải nghĩa theo cách nào, Liễu Hạnh đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh của phụ nữ. Bà tách mình ra khỏi Khổng giáo với quan niệm trọng nam khinh nữ. Bà nhấn mạnh vào hạnh phúc, quyền tự do đi lại và độc lập tư tưởng. Vừa được kính sợ vừa được yêu mến, các nguyên tắc của bà về trừng phạt kẻ xấu và ban thưởng người tốt cũng đã gửi một thông điệp về sự bảo vệ và hy vọng vào công bằng xã hội cho nhân dân trong thời loạn lạc của các thế kỷ 17-19. Vừa là thần tiên vừa là người (con gái, vợ, mẹ), Liễu Hạnh chia sẻ vui buồn với những người trần tục. Bà được coi là vị thần cảm thông và độ lượng nhất. Bà trở thành một trong các vị thần của Đạo Mẫu và nhanh chóng được nâng lên vị trí quan trọng nhất, cai trị các vị thần ở dưới và thế giới con người.
Các vị thần khác của đạo Mẫu
Trong các đền thờ của Đạo Mẫu có nhiều vị thần được sắp xếp theo các thứ bậc. Đầu tiên là Vua Cha Ngọc Hoàng. Đây là vị thần tối cao và được đặt ở vị trí danh dự, nhưng lại ít được thờ cúng. Vị thần cao nhất của Đạo Mẫu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Các vị khác được đặt tại các ban thờ tam phủ hoặc tứ phủ. Các Chư Linh của ban Tứ Phủ được phân chia như dưới đây:
Tam Tòa Thánh Mẫu
1. Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên
Thánh Mẫu (Bà Chúa) Liễu Hạnh. Bà vốn là con vua Ngọc Hoàng, Đệ Nhị Quỳnh Hoa công chúa, ba lần giáng sinh phàm trần: lần thứ nhất bà giáng vào nhà họ Phạm (tên là Phạm Thị Tiên Nga) ở Quảng Nạp, Vỉ Nhuế, Ý Yên Nam Định (do vâng mệnh giáng sinh), được bốn mươi năm; lần thứ hai bà giáng vào nhà họ Lê (cải từ họ Trần, tên là Lê Thị Thắng, hiệu Giáng Tiên) ở An Thái, Vụ Bản, Nam Định (do lỡ tay đánh rơi chén ngọc nên bị trích giáng), kết duyên cùng Trần Đào Lang, đến năm 21 tuổi thì về trời; lần thứ ba bà giáng hiện tại Nga Sơn, Thanh Hóa (do tình nguyện hạ trần để tái hợp cùng Mai Sinh là hậu kiếp của Trần Đào Lang) được hơn một năm thì mãn hạn hồi tiên.
Sau đó bà hiển linh giúp dân giúp nước nên được các triều đại sắc phong là : “Mã Hoàng Công Chúa, Thượng Đẳng Tối Linh Tôn Thần”, “Thượng Thượng Đẳng Tối Linh Vi Bách Thần Chi Thủ” (triều vua Lê Thần Tôn), “Hộ Quốc Bình Nhung Chế Thắng Bảo Hòa Diệu Đại Vương” (triều vua Lê Huyền Tôn). Bởi vậy trong văn thỉnh Đức Thánh Mẫu mới có hát rằng:
“ Thỉnh mời Đệ Nhất Thiên Tiên
Sắc phong Chế Thắng xe loan ngự về
Phủ Dày, Vân Cát thôn quê
Nghĩa Hưng, Thiên Bản họ Lê cải trần
Hình dung cốt cách thanh tân
Mười năm định giá hôn nhân xướng tùy”
Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh có ở khắp mọi nơi nhưng các nơi chính vẫn là những nới Mẫu giáng trần hoặc hiển linh lưu dấu thánh tích như: Phủ Nấp_Phủ Quảng Cung Đệ Nhất ở Vỉ Nhuế, Ý Yên, Nam Định (là nơi Mẫu giáng trần lần đầu tiên). Nguy nga nhất là quần thể Phủ Dày (nơi Mẫu giáng trần lần thứ hai) với các đền phủ chính là: Phủ Công Đồng, Phủ Chính Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Phủ Bóng (Đền Cây Đa Bóng), Phủ Giáp Ba (Đông Phù Giáp Ba), Phủ Tổ, Đền Khởi Thánh và Lăng Mẫu (do vua Khải Định cùng Hoàng Hậu cầu tự, sinh ra được vua Bảo Đại nên xây để tạ ơn)… Rồi Đền Đồi Ngang_Phố Cát, Đền Sòng thuộc Thanh Hóa (nơi Mẫu giáng hiện lần thứ ba). Ngoài ra còn có Phủ Tây Hồ, Đền Rồng, Đền Dâu, Quán Cháo…đều là những nơi Mẫu để lại thánh tích.
Ngày hội chính của Mẫu là ngày 3/3 âm lịch, tức là ngày Mẫu hóa trong lần giáng sinh thứ hai, ngoài ra ngày rằm tháng 8 ở Phủ Tây Hồ cũng mở tiệc rất long trọng.
2. Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Thánh Mẫu (Bà chúa) Sơn Lâm. Bà vốn là con Vua Đế Thích, lần đầu hạ phàm bà là Quế Hoa Mị Nương công chúa, con Vua Hùng Vương. Theo sự tích khi sinh bà ra, Hoàng Hậu đau quá phải vịn vào cành quế mới sinh hạ được bà nên Vua Hùng Vương mới đặt tên cho bà là Quế Hoa công chúa, sau khi sinh được bà thì Hoàng Hậu cũng qua đời nên bà quyết chí tu hành, không kết duyên, về sau cùng mười hai nàng thị nữ vào rừng sâu, được lão tổ truyền đạo. Lần thứ hai bà giáng sinh vào cửa nhà họ Cao, một người tù trưởng trên đất Yên Bái.
Sau đó nhiều lần bà hiển linh, dạy dân trồng trọt, làm ăn, biết lên rẫy làm nương, đi rừng, làm ruộng bậc thang, được nhân dân suy tôn là: “Diệu Tín Thuyền Sư Diệu Nghĩa Tàng Hình”, “Bạch Anh Trưởng Quản Đỉnh Thượng Cao Sơn Thần Nữ Cao Mường Sơn Triều”. Sau này bà lại linh ứng giúp vua Lê Thái Tổ nên được gia phong là: “Lê Mại Đại Vương”. Trong văn thỉnh mời Đức Thánh Mẫu có hát rằng:
“Thỉnh mời Đệ Nhị Chúa Tiên
Vốn xưa giá ngự trên đền Đông Cuông
Hình dung nhan sắc khác thường
Giá danh đổi một hoa vương khôn bì
Biết đâu lá thắm thơ bài
Lòng trinh chẳng động một vài giá xuân”
Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở khắp mọi vùng, nơi nào có rừng núi thì đều có đền Mẫu Thượng. Nhưng nổi tiếng bậc nhất vẫn là cụm di tích Đền Đông Cuông, Đền Vọng Đông và Đền Tuần Quán tại Yên Bái (là nơi Mẫu giáng làm con gái nhà tù trưởng họ Cao). Tiếp nữa có Đền Công Đồng Bắc Lệ và Đền Thất Khê tại huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, tương truyền là nơi vua Lê Thái Tổ lập để ghi nhớ công ơn Mẫu giúp vua. Ngoài ra còn có Đền Suối Mỡ thuộc Bắc Giang (xưa thuộc Hà Bắc, là nơi dấu tích của Mẫu khi xưa học đạo), Đền Tam Cờ trên tỉnh Tuyên Quang, Đền Mẫu Thượng thuộc thị xã Lào Cai.
Ngày hội chính của Mẫu Đông Cuông thường tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của năm theo âm lịch. Còn trên Đền Bắc Lệ lại tổ chức hội vào ngày 20/9 âm lịch.
3. Mẫu Đệ Tam Thoải Cung
Thánh Mẫu (Bà Chúa) Thoải Phủ. Bà vốn là con Vua Bát Hải Thủy Quốc Động Đình, kết duyên cùng Kính Xuyên (là con Vua Đất). Nghe lời tiểu thiếp Thảo Mai, Kính Xuyên vu cho bà thất tiết, đem đóng cũi, bỏ lên rừng cho thú dữ ăn thịt. Tại nơi rừng sâu bà không những được thú rừng yêu quý, mang vật quả đến dâng mà còn gặp được nho sĩ Liễu Nghị. Bà bèn nhờ Liễu Nghị mang thư kể hết sự tình về cho vua cha. Sau đó bà được minh oan, kết duyên cùng Liễu Nghị, còn Kính Xuyên và Thảo Mai thì bị trừng phạt.
Khi ở chốn Động Đình bà vốn là con vua cha Bát Hải nên được gọi là: “Động Đình Công Chúa Ngọc Hồ Thần Nữ”, sau này bà còn có danh hiệu: “Bạch Ngọc Thủy Tinh Xích Lân Long Nữ Công Chúa”.Vậy nên trong văn thỉnh Đức Thánh Mẫu cũng có hát rằng:
“Thỉnh mời Đệ Tam Thánh Tiên
Xích Lân Long Nữ ngự miền Thoải Cung
Kính Xuyên sớm kết loan phòng
Thảo Mai tiểu thiếp ra lòng gieo oan
Kinh Xuyên chẳng xét ngay gian
Vàng mười nỡ để lầm than sao đành”
Đền thờ Mẫu Thoải có khá nhiều nhưng hầu hết đều do lòng thành kính của nhân dân hoặc do nơi cửa sông cửa biển chứ hầu như không có dấu tích của Mẫu vì Mẫu không giáng trần. Nổi tiếng nhất có Đền Mẫu Thác Hàn Sơn ở Hà Trung, Thanh Hóa, nơi bến Đò Lèn, còn có Đền Mẫu Thoải ở thị xã Lạng Sơn, gần sông Kì Cùng, và có ngôi đền Dầm ở bến sông Hồng, gần cầu Chương Dương, Gia Lâm cũng tên là Đền Mẫu Thoải hay còn gọi là Đền Cửa Sông. Ngày tiệc chính của Mẫu Thoải là ngày 10/6 âm lịch, thường được tổ chức long trọng nhất là ở Đền Mẫu Thác Hàn Sơn.

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ


Đền Lảnh Giang (nhân dân thường gọi là Đền Lảnh) nằm trong địa phận thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, Hà Nam. Theo Thần Phả, Đền này thờ Tam vị danh thần họ Phạm đời Hùng Vương thứ 18, Tiên Dung công chúa và Chử Đồng Tử.

Căn cứ vào thần tích “Hùng triều nhất vị thuỷ thần xuất thế sự tích” (sự tích ra đời một vị thuỷ thần triều vua Hùng(() Thần tích này do Bát phẩm thư lại Nguyễn Hiền, tuân theo bản cũ triều trước, chép lại vào niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736). Thần tích đang được lưu giữ tại Đền Lảnh.) cùng các sắc phong, câu đối, cũng như truyền thuyết địa phương thì lịch sử ba vị tướng họ Phạm thời Hùng Vương được thờ ở Đền Lảnh Giang như sau:

Ngày xưa, ở trang An Cố, huyện Thuỵ Anh, phủ Thái Ninh, trấn Sơn Nam có vợ chồng ông Phạm Túc ăn ở phúc đức, chỉ hiềm một nỗi ông bà tuổi đã cao mà vẫn chưa sinh được một mụn con nối dõi.

Một đêm trăng thanh gió mát, vợ ông (bà Trần Thị Ngoạn) đang dạo chơi bỗng gặp một người con gái nhà nghèo, cha mẹ mất sớm, không có anh em thân thích, đi tha phương cầu thực. Động lòng trắc ẩn, bà Ngoạn liền đón cô về làm con và đặt tên là Quý. Ông bà coi nàng Quý như con ruột của mình. Vài năm sau, trong lúc gia đình đang vui vầy, đột nhiên ông Túc mắc bệnh rồi qua đời. Hai mẹ con đã tìm một nơi đất tốt để an táng cho ông.

Sau ba năm để tang cha, một hôm nàng Quý ra bờ sông tắm gội, ngâm mình dưới nước, bỗng mặt nước nổi sóng, từ phía xa một con thuồng luồng khổng lồ bơi tới quấn lấy nàng, khiến nàng kinh hoàng ngất lịm. Lúc tỉnh dậy thì thấy mình nằm bên bờ sông và thuồng luồng đã bỏ đi. Từ hôm đó nàng thấy trong lòng chuyển động và mang thai. Không chịu được những lời gièm pha khinh thị, nàng đành phải trốn khỏi làng đến xin ngụ cư ở Trang Hoa Giám (nay thuộc thôn Yên Lạc). Rồi đến ngày mùng 10 tháng Giêng năm Tân Tỵ, nàng Quý chuyển dạ, sinh ra một cái bọc. Cho là điểm chẳng lành, nàng liền đem chiếc bọc đó quẳng xuống sông. Chiếc bọc trôi theo dòng nước tới trang Đào Động (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình), mắc phải lưới của ông Nguyễn Minh. Sau nhiều lần gỡ bỏ, nhưng bọc vẫn cứ mắc vào lưới. Ông Minh thấy lạ bèn khấn: “Nếu bọc này quả là linh thiêng thì cho tôi lấy dao rạch thử xem sao” Khấn xong ông Minh rạch ra, bỗng thấy ba con rắn từ trong bọc trườn xuống sông. Con thứ nhất theo hướng về cửa sông Đào Động, con thứ hai về Thanh Do, con thứ ba về trang Hoa Giám – nơi nàng Quý đang sinh sống. Nhân dân các trang ấp trông thấy đều sợ hãi, cùng nhau ra bờ sông tế tụng, xin được lập sinh từ để thờ.

Lạ thay, vào một đêm trăng sáng, trời bỗng nổi cơn giông, ngoài cửa sông sấm sét nổi lên dữ dội. Đến gần sáng, gió mưa ngớt dần, mọi người đều thấy dưới sông có tiếng người ngâm vịnh:

Sinh là tướng, hóa là thần

Tiếng thơm còn ở trong dân muôi đời

Khi nào giặc dã khắp nơi

Bọn ta mới trở thành người thế gian(1)

(1)Tương truyền ba vị tướng thời Hùng là con của Bát Hải Long Vương và Nàng Quý. Nàng Quý là con nuôi của vợ chồng ông Phạm Túc. Do vậy về sau nhân dân ghép họ Phạm cho các ông.).

Bấy giờ Thục Phán – thuộc dòng dõi tôn thất vua Hùng, thấy Duệ Vương tuổi đã cao mà không có con trai, nên có ý định cướp ngôi. Thục Phán cầu viện binh phương Bắc, chia quân làm 5 đường thuỷ bộ cùng một lúc đánh vào kinh đô. Duệ Vương cho gọi tướng sĩ lập đàn cầu đảo giữa trời đất. Đêm ấy nhà vua chiêm bao thấy có người sứ giả mặc áo xanh từ trên trời bước xuống sân rồng, truyền rằng: “Nhà vua nên triệu ba vị thuỷ thần sinh ở đạo Sơn Nam, hiện còn là hình con rắn thì tất sẽ dẹp xong được giặc”. Tỉnh dậy Duệ Vương liền cho sứ giả theo đường chỉ dẫn trong giấc mộng tìm về đạo Sơn Nam. Sứ giả vừa đến trang Đào Động (nay thuộc xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), bỗng nhiên trời đổ mưa to, sấm sét nổi lên dữ dội ở cửa sông. Một người mặt rồng mình cá chép, cao tám thước đứng trước sứ giả xưng tên là Phạm Vĩnh, xin được đi dẹp giặc. Sau đó, ông Phạm Vĩnh gọi hai em đến bái yết thân mẫu, rồi cùng nhau đi yết kiến Duệ Vương. Vua Hùng liền phong cho ông là Trấn Tây, giữ các vùng Sơn Nam, ái Châu, Hoan Châu. Hai em và các tướng hợp lại, dưới sự chỉ huy của ông, 5 đạo quân Thục đều bị tiêu diệt.

Nghe tin thắng trận, Duệ Vương liền truyền lệnh giết trâu, mổ bò khao thưởng quân sĩ. Vì có công lớn nên nhà vua lại phong cho ông là “Nhạc Phủ Ngư Thượng Đẳng Thần” nhưng ông không nhận, chỉ xin cho dân Đào Động hàng năm không phải chịu sưu dịch. Được vua Hùng đồng ý, ông Phạm Vĩnh cùng hai em về quê hương bái yết thân mẫu và khao thưởng gia thần, dân chúng.

Thấy ở bên sông có khu đất tốt, ông Phạm Vĩnh cho lập đồn dinh cư trú, ban cho dân 10 hốt vàng để mua ruộng đất, khuyến khích nông trang, khuyên mọi người làm việc thiện lương. Nhờ công đức của ông mà nhân dân khắp vùng được sống yên vui.

Ngày 25 tháng 8 năm Bính Dần, trong lúc ông đang ngự tại cung thất của mình, bỗng dưng giữa ban ngày trời đất tối sầm, mưa gió ầm ào đổ xuống. Khi trời quang mây tạnh, dân làng không nhìn thấy ông đâu nữa. Cho là điều kỳ lạ, nhân dân trang Đào Động làm biểu tâu với triều đình.

Được tin ông Phạm Vĩnh về trời, nhà vua liền gia phong cho ông là “Trấn Tây An Tam Kỳ Linh Ưng Thái Thượng Đẳng Thần”, đồng thời đặt lệ quốc lễ, ban sắc chỉ cùng 400 quan tiền cho dân Đào Động rước thần hiệu, tu sửa đền miếu để phụng thờ. Các triều đại sau đó cũng có sắc phong cho ông (hiện trong đền còn giữ 12 sắc phong. Sắc sớm nhất là đời Lê Cảnh Hưng, sắc muộn nhất vào triều Nguyễn, niên hiệu Duy Tân thứ 7, ngày 18 tháng 10 có chép: “Sắc cho xã An Lạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam phụng thờ Trấn An Tây Nam Tam Kỳ Linh ứng triều Hùng thiêng liêng rõ rệt, trước đây chưa có dự phong. Gặp nay trẫm vâng chịu mệnh lớn, nghĩ đến công thần biểu dương phong cho vị thần, phò giúp nền nếp quốc gia, cho phép y theo lệ cũ kính thờ”.

Hàng năm tại Đền Lảnh Giang, nhân dân địa phương tổ chức 2 kỳ lễ hội chính vào các ngày từ 18 đến 25 tháng 6 và tháng 8 âm lịch. Theo tục lệ địa phương thì kỳ lễ hội tháng 6 là để dành cho các khách thập phương, còn kỳ lễ hội tháng 8 chủ yếu dành cho các khách quanh vùng. Những ngày này thường gặp nước sông Hồng dâng cao nhưng lòng dân vẫn hướng về ngày lễ hội. Có nhiều năm nước ngập nhưng các thiện nam tín nữ cùng nhân dân bản địa vẫn bơi thuyền ra đền dâng lễ và thực hiện đầy đủ các nghi thức để tỏ lòng tôn kính tam vị danh thần họ Phạm, Tiên Dung và Chử Đồng Tử.

Cụ Bùi Bằng Đoàn(() Cụ Bùi Bằng Đoàn (1886 – 1953) là người xã Liên Bạt, huyện Sơn Lăng tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây). Cụ đỗ Cử nhân năm Thành Thái thứ 18 (1906), làm Thượng thư Bộ Hình. Sau Cách mạng tháng tám 1945, cụ được làm Trưởng ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Bài thơ này cụ viết vào tháng 2/1907.) khi viết về công lao đánh giặc của ba vị tướng họ Phạm thời Hùng Vương thờ tại Đền Lảnh Giang trong tập sách “Giang Sơn cổ tích đề vịnh”, có bài thơ như sau:

“Hùng gia quý thế tam huynh đệ

Phạm tộc giang hương phả tượng truyền

Phá tặc an dân nhân dĩ viễn

Anh thanh thiên cổ nguyệt cao huyền”.

Dịch là:

Anh em ba vị cuối triều Hùng

Họ Phạm quê nhà xóm bãi sông

Đánh giặc cứu dân người đã khuất

Còn nêu sự nghiệp sáng trăng trong.

Trong báo cáo ngày 16/5/1996, cơ quan Bảo tàng lịch sử tỉnh Nam Hà (cũ) có nhận xét: Đền Lảnh Giang là di tích thờ ba vị tướng họ Phạm thời Hùng Duệ Vương có công lao đánh giặc Thục, bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc. Khi đất nước thanh bình, các ông là những người quan tâm, chăm lo đến sản xuất, làm cho đời sống nhân dân ngày một ấm no hạnh phúc... Đền Lảnh Giang là công trình kiến trúc quy mô, uy linh, bề thế, mang đậm nét nghệ thuật kiến trúc và xây dựng cổ truyền của dân tộc. Tại đây còn giữ được nhiều cổ vật thờ cúng có giá trị cao về nghệ thuật.

Từ những giá trị về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cổ truyền dân tộc của Đền Lảnh Giang, ngày 5/11/1996, Bộ Văn hóa Thông tin đã cấp bằng công nhận đền Lảnh Giang là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia

Cô Ba Bông

Cô vốn là con Thủy Tề ở dưới Thoải Cung, được phong là Thoải Cung Công Chúa, giá ngự vào ra trong Cung Quảng Hàn. Có người còn nói rằng, Cô Bơ là con gái vua Long Vương rất xinh đẹp nết na nên được Đức Vương Mẫu (có người cho rằng đó là Mẫu Cửu Trùng Thiên) cho theo hầu cận, chầu chực trong cung cấm. Sau này Cô Bơ Thoải giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng, tương truyền sự tích như sau: Đức Thái Bà nằm mộng thấy có người con gái xinh đẹp, dáng ngọc thướt tha, tóc mượt mắt sáng, má hồng, môi đỏ, cổ cao ba ngấn, mặc áo trắng đến trước sập nằm dâng lên người một viên minh châu rồi nói rằng mình vốn là Thủy Cung Tiên Nữ, nay vâng lệnh cao minh lên phàm trần đầu thai vào nhà đó, sau này để giúp vua giúp nước, thì Thái Bà thụ thai. Đến ngày 2/8 thì bỗng trên trời mây xanh uốn lượn, nơi Thủy Cung nhã nhạc vang lên, đúng lúc đó, Thái Bà hạ sinh ra được một người con gái, xem ra thì nhan sắc mười phần đúng như trước kia đã thấy chiêm bao. Thấy sự lạ kì vậy nên bà chắc hẳn con mình là bậc thần nữ giáng hạ, sau này sẽ ra tay phù đời nên hết lòng nuôi nấng dạy dỗ bảo ban. Cô lớn lên trở thành người thiếu nữ xinh đẹp, tưởng như ví với các bậc tài nữ từ ngàn xưa, lại giỏi văn thơ đàn hát. Đến khi cô vừa độ trăng tròn thì cũng là lúc nước nhà phải chịu ách đô hộ của giặc Minh, cô cùng thân mẫu lánh vào phía sâu vùng Hà Trung Thanh Hóa, nơi ngã ba bến Đò Lèn, Phong Mục. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, cô đã có công giúp vua Lê trong những năm đầu kháng chiến (và có nơi còn nói rằng cô cũng hiển ứng giúp nhà Lê trong công cuộc “Phù Lê Dẹp Mạc” sau này).

Trong dân gian vẫn còn lưu truyền lại câu chuyện sau: Vào những năm đầu khởi nghĩa, quân ta (ý nói nghĩa quân do vua Lê Lợi chỉ huy) vẫn còn yếu về lực lượng, thường xuyên bị địch truy đuổi, một lần Lê Lợi (có sách nói là Lê Lai) bị địch đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn ở Hà Trung thì gặp Cô Bơ đang tỉa ngô liền xin cô giúp đỡ, cô bảo người lấy quần áo nông dân mặc vào, còn áo bào thì đem vùi xuống dưới ruộng ngô rồi cũng cô xuống ruộng giả như đang tỉa ngô. Vừa lúc đó thì quân giặc kéo đến, chúng hỏi cô có thấy ai chạy qua đo không thì cô bảo rằng chỉ có cô và anh trai (do Lê Lợi đóng giả) đang tỉa ngô, thấy vậy quân giặc bỏ đi. Lê Lợi rất biết ơn cô, hẹn ngày sau đại thắng khải hoàn sẽ rước cô về Triều Đình phong công và phong cô làm phi tử. Sau đó cô cũng không quản gian nguy, bí mật chèo thuyền trên ngã ba sông, chở quân sĩ qua sông, có khi là chở cả quân nhu quân lương. Có thể nói trong kháng chiến chống Minh thì công lao của cô là không nhỏ. Đến ngày khúc hát khải hoàn cất lên thì vua Lê mới nhớ đến người thiếu nữ năm xưa ở đất Hà Trung, liền sai quân đến đón, nhưng đến nơi thì cô đã thác tự bao giờ, còn nghe các bô lão kể lại là ngày qua ngày cô đã một lòng đợi chờ, không chịu kết duyên cùng ai, cho đến khi thác hóa vẫn một lòng kiên trinh.

Người ta cho rằng, Cô Bơ được lệnh Vua Cha giáng trần để giúp vua, đến chí kì mãn hạn thì có xe loan lên đón rước cô về Thủy Cung. Sau đó cô hiển linh giúp dân chúng ở vùng ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió vậy nên cô còn có danh hiệu là Cô Bơ Bông (do tích cô giáng ở ngã ba sông) hay Cô Bơ Thác Hàn (theo tên gọi ở nơi quê nhà). Ai hữu sự đến kêu van cửa cô đều được như ý nên danh tiếng cô vang lừng khắp nơi nơi Cô Bơ luôn giá ngự về đồng, già trẻ, từ đồng tân đến đồng cựu, hầu như ai cũng hầu về Cô Bơ Bông. Khi cô giáng vào ai, dù già hay trẻ thì sắc mặt đều trở nên hồng hào tươi tốt, đẹp đẽ lạ thường. Khi cô ngự đồng, cô thường mặc áo trắng, đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) có thắt lét trắng (có khi dùng thắt dải lưng hồng) rồi cô cầm đôi mái chèo, bẻ lái dạo chơi khắp nơi. Lúc chèo thuyền có khi có còn khoác thêm chiếc áo choàng trắng, trên khăn có cài ba nén hương, bên hông có dắt tiền đò, rồi khi chèo thuyền xong, cô lại cầm dải lụa để đi đo gió đo nước đo mây. Lúc cô an tọa người ta thường xin cô thuốc để trị bệnh, vậy nên Cô Bơ ngự về thường hay làm phép “thần phù” để ban thuốc chữa bệnh. Vì theo quan niệm nguyên xưa Cô Bơ Bông hầu cận Mẫu Thoải, lại theo sự tích nơi quê nhà cô là ở đất Hà Trung, Thanh Hóa, ngã ba Bông bến đò Lèn nên đền cô được lập ở đó, gần đền Mẫu Thác Hàn (chính là Mẫu Thoải), gọi tên là Đền Cô Bơ Bông thuộc xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, trước đây đường đi vào rất khó khăn, nhưng hiện giờ đã được tu sửa nên giao thông đã dễ dàng hơn.

Đền cô là nơi thắng cảnh “trên bến dưới thuyền”, nơi giao của Ngũ huyện kê: “Một tiếng gà gáy năm huyện đều nghe” cũng với danh tiếng anh linh của tiên cô nên khách thập phương đến chiêm bái, cầu xin nhân duyên, khoa cử, làm ăn rất đông đúc. Thuyền bè dưới bến sông qua lại đều phải đốt vàng mã kêu cô, rồi những người đến kêu cầu đều dâng cô nón trắng hài cườm, võng lụa thuyền rồng. Khi thỉnh cô, văn thường hát:


Bản 1

Hàn Sơn tụ khí chung linh
Có Cô Ba Thoải giáng sinh phù đời.
Hỡi ai đi ngược về xuôi ,
Sông bao nhiêu nước ơn người bấy nhiêu.
Nhớ xưa tích cũ Lê triều,
Có cô Ba Thoải mĩ miều thanh xuân.
Khăng khăng lắm vững cơ trần,
Phò Lê diệt Mạc,bao lần xông pha
Ba Bông chốn ấy quê nhà
Vì đời vững lái vượt qua thác ghềnh.
Thuyền nan rẽ sóng xung xinh,
Đón người vì nước vì tình non sông.
Hàn Sơn ,Phong Mục , Ba Bông,
Ấy nơi đón khách thoát dòng gian nguy
qua cơn binh lửa bất kỳ,
Ngọc chìm đáy nưóc cô về thuỷ cung
Hoa đào còn đợi gió đông,
Xót người thục nữ, khăn hồng chưa trao.
Vẻ thanh giá ngọc càng cao,
Biết đâu quân tử mà trao duyên hài.
Nương dâu một phút biến giời
Bụi trần rũ sạch ra người cung tiên
Thuyền bè xuôi ngược các miền
Nhớ ơn công đức lập đền khói nhang
Lê triều sắc tặng ra ban
Anh hùng nghiêu nữ trung can muôn đời
Dẫu rằng nước chảy hoa trôi
Sông kia dù cạn ơn người còn ghi
Đêm thanh hiện giữa Thác Hàn
Tay tiên cô gảy cung đàn nam thương
Độ người cách trở viễn phương
Bắc cầu Chức Nữ, Ngưu lang đợi chờ
Thuận dòng lá thắm đề thơ
Kẻ mong trực tiếp người chờ có khi
Ba Bông biến hiện đi về
Trăng thanh gió mát canh khuya bán hàng
Nào là kẻ Bắc người Nam
Cầu sao được vậy về đền Ba Bông
Hài cườm nón trắng tiến dâng
Tôn nhang phụng sự dốc lòng không sai
Biết ra ban lộc tiếp tài
Buôn may bán đắt gặp người gặp duyên
Ai mà bất chứng đảo điên
Nắm bạc nhiều tiền cũng đổ ra sông
Thương ai chấm lính nhận đồng
Hiếu trung trọn vẹn tam tòng đảm đang
Thưong ai núi ngọc non vàng.
Giận ai cô để nhỡ nhàng bể khơi
Giận thời uống nước cầm hơi
Khi mê khi tỉnh khi chơi khi cười
Bệnh làm tựa thể giếng khơi
Mênh mông lai láng biết trời phưong nao
Dò sông sông chẳng đủ sào
dò bể bể rộng trời cao mấy tầng
Xem ra mới biết Sự lòng
Tìm về Thoải phủ Ba Bông ,Thác Hàn
Kim ngân , sớ điệp lập đàn
Dâng văn kiều thỉnh Thác Hàn Ba Bông
Thuyền rồng nón trắng tiến dâng
Khăn điều áo thắm tiền trăm , trầu trình
Hình nhân lốt trắng xinh xinh
Cứu cho lại được yên lành như chơi
Canh ba biến hiện ra người
Chiếc thoi bán nguyệt chèo chơi giữa dòng
Thác hàn tới ngã Ba Bông
thuận buồm xuôi gió thong dong đi về
Bầu trăng túi gió đè huề
Khi chơi Phố Cát lúc về Đền Dâu
Dù ai buôn bán đâu đâu
Mười hai tháng sáu rủ nhau mà về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mười hai tháng sáu thì về Ba Bông
hài cườm nón trắng tiến dâng
Lâm râm khấn nguyện chứng tâm lòng thành
Cô bơ công chúa hách danh
Mười hai cửa bể quyền hành trong tay
Thủy Cung hội yến đêm ngày
Có lệnh mẫu gọi cô về ngay Thác Hàn




Bản 2

Bốn phương bể lặng sông trong
Thảnh thơi lầu ngọc vua phong ấn vàng
Mẫu đương ngự long sàng giấc điệp
Phút mộng thần bỗng thấy chiêm bao
Hạt châu dâng trước ngai vàng
Rằng vâng sắc chỉ cô Bơ nàng giáng sinh
Thượng tuần đỉnh tháng hai mồng tám
Bỗng trên trời nổi áng mây xanh
(Trung tuần đỉnh mười hai tháng sáu
Bỗng trên trời nổi dấu mây xanh )
Thuỷ cung nhã nhạc tập tành
Rõ ràng cô Bơ Thoải giáng sinh phàm trần
Mẫu trông thấy mười phần nhan sắc
Quả như là trong giấc chiêm bao
Phấn son tô điểm má đào
Anh hùng tài tử lối vào cung tiên
Dẫu lá ngọc mình vàng chẳng quý
Mượn non nhân nước trí làm vui
Canh ba biến hiện lên người
Chiếc thoi bán nguyệt chèo bơi giữa dòng
Thác Hàn tới ngã Ba bông
Thuận buồm xuôi gió thong dong đi về
Bầu trăng túi gió đè huề
Khi chơi Phố Cát lúc về Đền Dâu
Dù ai buôn bán đâu đâu
Mười hai tháng sáu rủ nhau mà về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mười hai tháng sáu thì về Ba Bông
hài cừom nón trắng tiến dâng
Lâm râm khấn nguyện chứng tâm lòng thành
Cô bơ công chúa hách danh
Mừoi hai cửa bể quyền hành trong tay
Thủy Cung hội yến đêm ngày
có lệnh mẫu gọi cô về ngay Thác Hàn


Bản 3

Nhang thơm một triện,trống điểm ba hồi
Đệ tử con, dâng bản văn mời
Dẫn sự tích thoải cung công chúa
Tiền duyên sinh ở:thượng giới tiên cung
Biến hóa lên về Động Đình trung
Thác sinh xuống ,con vua thoải tộc
Điềm trời giáng phúc ,thoang thoảng đưa hương
Mãn nguyệt liền,hoa nở phi phương
Da tựa tuyết ánh hường tươi tốt
Hoa cười ngọc thốt,nét ngọc đoan trang
Áo trắng hoa,chỉnh triện dung nhan
Tươi vẻ ngọc diện càng tươi sáng
Tóc mây hương thoảng,da trắng lạ lùng
Điểm yên chi,má đỏ hồng hồng
Đôi mắt phượng lóng la lóng lánh
Tai đeo vàng cánh chân dận hài hoa
Điệu lưng ong dáng ngọc thướt tha
Chuỗi tràng mạng kim sa đài các
Mỗi ngày một khác,vẻ đẹp quá ưa
Áo bạch bào phơn phớt hương đưa
Chiếc lồng cổ hây hây xạ nức
Động lòng quân tử trạnh dạ văn nhân
Nói về tài cô tài vẹn mười phân
Nói về sắc mười phần nhan sắc
Áo hoa quần trắng, tóc phượng lưng ong
Chỉnh chiện thay nhan sắc não nùng
Vịnh thơ phú ngân nga đàn hát
Phấn nhồi má hạc,sáp điểm mày ngài
Cô mặc áo màu phơn phớt lòng trai
Hài mỏ phượng khoan thai chân bước
Đàn cầm thánh thót dạo khúc năm cung
Văng vẳng nghe tiếng nhạc lạ lùng
Điểm đót nhẹ giục lòng quân tử
Ba ngàn tiên nữ trăm ả theo hầu
Người vui mừng sắm sửa trầu cau
Kẻ hầu hạ nâng khăn sửa túi
Éo le cô nhiều lỗi cách điệu trăm phần
Người thanh tân nết cũng thanh tân
Người lịch sự thêm càng lịch sự
Hằng Nga tiên tử cung quế Quảng Hàn
Vấn khăn chầu áo ngự điểm trang
Lược ngà chải,gương loan điểm đót
Khăn hồng chau chuốt chuỗi ngọc lưu ly
Vẻ thướt tha tính nết nhu mỳ
So mọi vẻ cầm kỳ thi họa
Truyền chim nhắn cá trăm sự đinh ninh
Gẩy đàn ca tang tính tang tình
Tiếng thánh thót giọng loan to nhỏ
Phỉ lòng trăng gió hội ngộ bạn tiên
Chốn Ba Bông cảnh sắc thiên nhiên
Non nọ nước ấy miền sơn thuỷ
Ấy mong tri kỷ gió lạnh sương rơi
Khen trăng già sao khéo trêu ngươi
Tiên thượng giới,bạn người hạ giới
Hoa đào còn đợi,sao thấy gió đông
Đợi rồi mong nào đã phỉ lòng
Riêng chỉ đẻ tấc lòng bối rối
Gió trăng đã trải quý tộc thiết tha
Bỗng hay đâu non nước la đà
Cánh chim nhạn cao xa bay bổng






Bản 4

Trời Nam Hải mây lồng năm sắc,
Cõi Bắc Sơn vằng vặc trăng sao.
Bốn mùa hoa nở Đông Đào,
Có cô Bơ Thoải tiền triều hiển linh.
Tóc mườn mượt rung rinh bóng liễu,
Thẳng đường ngôi , thẳng chiếu trần gian.
Cong cong nét liễu nằm ngang,
Long lanh mắt phượng lồng gương đôi hình.
Vẻ xinh xinh da ngà điểm tuyết,
Má hồng hồng vẻ nguyệt tô son .
Thanh xuân đương độ trăng tròn,
Mày ngang bán nguyệt dương đình nở hoa.
Áo mớ ba chân hài mỏ phương,
Lưọc đồi mồi, nhẫn nhọc luồn tay.
Gương soi phấn điểm ai tày,
Cổ đeo chàng hạt, đôi tai hoãn vàng.
Vẻ dịu dàng,càng thêm linh hiển,
Cô về đồng , phán chuyện xa xôi.
Vân du góc biển ,chân trời
Thông mây cưỡi gió cứu người trần gian
Đêm đêm ngồi tựa hiên loan
Tay tiên cô gảy cung đàn nam thương
Độ người cách trở viễn phương
Bắc cầu Chức Nữ Ngưu Lang đợi chờ
Thuận dòng là thắm đề thơ
Kẻ mong trực tuyết người chờ cung phi
Thiên đình định nhật chí kỳ
Xe loan đón rước cô về Thủy cung
Hoa đào còn đợi gió đông
Đợi người quân tử tơ hồng cô trao
Vẻ thanh giá ngọc càng cao
Biết đâu quân tử mà trao duyên hài
Nhớ lời mẫu gọi cô lên
Một phen gắn bó hai phen hẹn hò
Dạy cô điều nhỏ tiếng to
Hương thơm ngat ngắt thơm tho lạ lùng
Cô thương lấy ghế cô cùng
Bể sầu chưa cạn thủy cung chưa về
Cô vân ảm đạm chiều hè
Muôn dân thành thị thôn quê ơn người
Ai hùng nữ kiệt ai ơi
Uy linh quét sạch bầu trời sáng trong
Chấm đồng cô lại thương đồng
Lỡ nào cô để cho đồng hàn vi
Không thương ắt cũng nên vì
Lẽ nào cô lại chấp chi lạng vàng
(Xin cho đệ tử có khi lạng vàng)
Có công phật thánh gia ban
Mượn cầu ô thước bắc đường sông Ngân
Thương ai xa mấy cũng gần
Giận ai cách nửa bản chân cũng lìa
Đèn dầu thắp ngọn đèn khuya
Canh ba giờ tý cô về bảo ngay
Tham sân tam nghiệp đọa đày
Gian tham xảo trá tháng ngày nhuộm nhơ
Trần gian có biết bao giờ
Mê mê sảng sảng trói vò chân tay
Chiêm bao mộng hiện đêm ngày
Báo cho mà biết cô rày không tha
Phải mau sám hối Bơ tòa
Kim ngân sớ điệp lẵng hoa ba mầu
Muốn sang thời phải bắc cầu
Muốn ăn quả ngọt bảo nhau vun trồng
Cô về thưởng lộc ban công
khuông phù đệ tử hanh thông đời đời
Nhất tâm tin tưởng phật trời
Cao xanh đâu lỡ phụ người nhất tâm
Chữ rằng phật giáng lưu ân
Thần giáng lưu phúc thiên xuân thọ trường






Bản 5

Dưới Động Đình hoa rơi lai láng
Cửa rèm châu thấp thoáng bóng trăng
Đời Lê Thái Tổ trung hưng
Anh linh ra sức Liễu Thăng hàng đầu
Lệnh khoa màu theo quan sứ giả
Chọn ngày lành giáng hạ thần tôn
Ra vào ngọc điện kim môn
Danh thơm ngoài cõi tiếng đồn trong cung
Đức Mẫu Vương có lòng quảng đại
Phong cô làm công chúa thoải cung
Ngọt ngào nổi dấu thiên hương
Phấn son chải chuốt áo vàng trai lơ
Bậc thần nữ phong cô nhan sắc
Vẻ khuynh thành nhất mực trần gian
Hây hây má phấn tựa hương
Mặt hoa đầy đặn trán vuông chữ điền
Vẻ thiên nhiên hình dung tầm thước
Gót hài hoa càng bước càng xinh
Đã nên quốc sắc khuynh thành
Mày ngang bán nguyệt rành rành tựa hoa
Áo mớ ba chân hài mỏ phượng
Lược đồi mồi nhẫn ngọc luồn tay
Gương soi phấn điểm nào tày
Cổ đeo chàng mạng đôi tai hoãn vàng
Nét dịu dàng lại càng vinh hiển
Giá ngự đồng phán chuyện xa xôi
Thông chi dưới bể trên trời
Lầu son phủ tía cô ngồi thảnh thơi
Lúc nhàn hạ lên chơi tỉnh Bắc
Kén được đồng nhan sắc nết na
Thiên triều bồng báo trải qua
Quỳnh Lôi thẳng tới Thổ Hà Vạn Vân
Trải phủ Thuận qua đền Dâu Khám
Tới đền Ghềnh xuống trạm Hoàng Mai
Có phen đi hán đi hài
Qua đền Cổ Vũ Hàng Gai Hàng Bè
Trở ra về Hàng Buồm Phố Khách
Gặp Minh hồng khúc khích cười reo
Rong chơi Cầu Gỗ Hàng Đào
Trở về Hàng Bạc lại vào Phúc Tân
Tháng hai hội đền Dầm đền Sở
Ninh xá từ Đại Lộ đức Ông
Nhởn nhơ đứng mũi thuyền rồng
Khuyên luyện thanh đồng chầu chực dâng hoa
Lại trở ra cô về đền Sét
Xuống Bạch Mai bái yết chùa Vua
Dạo chơi Trưng Trắc Hai bà
Đức Viên Hoà Mã ,lại ra Tây Hồ
Có phen dạo khắp thành đô
Qua phủ Tây Hồ về tới Chân Tiên
Mời Cô trắc giáng bản đền
Phù hộ đệ tử thiên niên thọ trường






Bản 6

Hiển danh là bóng cô Bơ
Vào tâu ra rộng dưới tòa thủy cung
Đẹp bằng nghiêu thuấn nữ trung
So bề tài sắc tiên cung nào tày
Lược ngà rẽ maí tóc mây
Nón kinh cô đội chân giày thêu hoa
Làn da trong ngọc trắng ngà
Mắt cô lóng lánh như là sao băng
Mặt tròn đầy đặn khuôn trăng
Cánh tay tựa thể búp măng nõn nà
Tiên cô linh ứng hay là
Vốn xưa là khách hằng nga Quảng hàn
Tính cô hay hát hay đàn
Ngũ huyền gảy khúc nam thương tính tình
Ngự chơi đâu một đền một phủ
Thiếu thức hầu sắm đủ dâng ngay
Dâng cô quả nón đôi hài
Dâng gương dâng nược vòng tay quạt ngà
Ngự đồng cô mới phán ra
Cứu người dương thế gần xa tiếng đồn
Bạn tiên giúp phép cô cùng
Cứu đâu khỏi đấy nức lòng trần gian
Đền thờ chậu sói chậu lan
Bốn bề phong cảnh chan chan ngát lừng
Đồn vui nô nức tưng bừng
Lên đền cô Thoải xem bằng động tiên
Lầu chuông gác tía đôi bên
Trông ra đã thấy nhường liền đế đô
Khen ai khéo họa địa đồ
Trước sông Vị Thủy bên hồ Trường giang
Vẻ xây lịch sự năm đàng
Hồ xây bán nguyệt gác toàn lục lăng
Động đình khánh hội long vân
Quần tiên ca hát trước sân quỳnh đài
Cô chèo về đền Vua Bát Hải
Danh tiếng đồn cô Thoải ,Mẫu yêu
Mặt tròn ba ngấn cổ kiêu
Môi son má phấn mĩ miều nết na
Thác Hàn ngự chốn ngã ba
Thuyền bè xuôi ngược phải nhờ đến cô
Ra tay trị bệnh thần phù
Tàn nhang nước thải cô cho lại lành
Tiếng đồn cô Thoải anh linh
Mười hai cửa bể quyền hành trong tay
Thoải cung hội yến đêm ngày
Có lệnh mẫu gọi cô về ngay Thác Hàn
Tiếng đồn cô Thoải khôn ngoan
Cứu sinh cũng lắm độ oan cũng nhiều
Hoa thơm ai chẳng nâng niu
Ghế cô tốt đẹp (Cô)chắt chiu trong lòng
Dâng cô hoãn hột hoa vòng
Ai mà nói chạm thanh đồng (Cô) chẳng ưa
Vốn khi xưa con Vua Thuỷ Tế
Đi chấm đồng dương thế mấy nơi
Trần gian khổ lắm cô ơi
Tu nhân ai dễ mấy người được nên
Vì dân đã nặng lời nguyền
Bể sầu chưa cạn cõi tiên chưa về
Cô vân ảm đạm chiều hè
Mấy vầng bách điểu lâm le gọi bầy
Lên trời đo gió đo mây
Xuống sông đo nước về đây ngự đồng
Có phen biến hoá thần thông
Thác Hàn Cô ngự thuyền rồng dạo chơi
Tây Hồ thả chiếc thuyền trôi
Đỉnh đang trống điểm ba hồi lễ nghi
Có phen giá ngự đan trì
Thanh đồng đệ tử tâu quỳ dâng hoa
Dâng cô áo thắm quạt ngà
Tấu lên bạch Mẫu bơ toà Thánh Tiên
Cô về chắc giáng bản đền
Khuông phù đệ tử thiên niên thọ trường






Bản 7 (văn thần phù chữa bệnh)

Thần phù chỉ núi núi tan
Chỉ sông sông cạn chỉ ngàn ngàn bay
Thần phù gọi gió thét mây
Ấn thiêng quyết lĩnh ra tay khảo trừ
Thần phù tay ấn có dư
Lĩnh của Phật tổ đem về giúp dân
Nước thời lấy ở Sông Ngân
Đem về mà uống sạch không thay là
Có tà cô trục tà ra
Một là khí huyết hai là tà tinh
Trừ yêu yêu hiện nguyên hình
Tàn nhang nước thải cứu sinh cho đồng
Cô thời hóa phép thần thông
Tiếp lộc cho đồng cứu trợ bệnh nhân
Chữ rằng thánh giáng lưu ân
Thánh cô lưu phúc thiên xuân thọ trường






Văn Cô Ba Tây Hồ

Ngàn xưa lưu dấu Tiên Rồng
Trời Nam sinh thánh Thăng Long hóa thần
Đinh Lê truyền đến Lý Trần
Bao cơn binh cách bao lần phong ba
Kinh kỳ nức tiếng phồn hoa
Anh linh hiển hách Cô Ba Tây Hồ
Bốn mùa lan,huệ nở đua
Hương sen ngào ngạt lý ngư về chầu
Trăng thanh giãi cỏ bên lầu
Sáng soi khắp hết long lâu thủy đình
Tây Hồ sóng gợn lung linh
Một bầu sơn thủy cảnh thanh dị kỳ
Dấu tiên cổ tích còn ghi
Có cô Ba Thoải đi về sớm khuya
Phong tư đức hạnh khác vời
Mẫu ban coi sóc trong ngoài vào ra
Tây Hồ chính quán quê nhà
Cảnh tiên một thú cầm ca,nhạc thiều
Xuân về quả đón,hoa chào
Tay cô vun xới cho đào nở hoa
Bích đào tiến đến vua cha
Đào bạch cô tiến Tam Tòa Mẫu Vương
Hoa lan,hoa huệ,hải đường
Mẫu đơn, thược dược, đỗ quyên, hoa hồng
Chậu quất cô tiến công đồng
Nhân dân thiện tín mắt trông tỏ tường
Quất xanh hoa trắng tỏa hương
Quất chín sắc thắm ánh vàng lung linh
Quất vàng bán khắp thị thành
Ơn cô giáo hóa dân lành từ xưa
Vườn hoa,cây cảnh cổ đồ
Nuôi tằm dệt lụa tiên cô mở đường
Chuông chùa trầm bổng vang vang
Vẳng nghe cô gọi trâu vàng tới nơi
Dấy rằng chuông trống ba hồi
Mẹ con phải kíp tới nơi Cô truyền
Đêm thanh quỳ trước cưa đền
Nghe lệnh cô truyền nổi gió Nam phong
Mát lòng dân khỏi bức nồng
Qua cơn bĩ cực thoát vòng u mê
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mười ba tháng tám nhớ về phủ đây
Thương người dạ thảo lòng ngay
Tài ba lỗi lạc sớm cày chiều thơ
Thương người rắc đậu trồng ngô
Xót người cùng khổ bốn mùa ăn đong
Giận ai bạc chảy tiền ròng
Công lao một chút, chỉ hòng tạc bia
Lộc bình tán tán xưa kia
Kiệu hoa, võng lọng, nay về nơi dâu?
Hồ còn rộng, nước còn sâu
Cải tà quy chính trước sau mấy là
Giận phường giảo trá điêu ngoa
Thiệt thòi một chút nói ra phũ phàng
Lời cô chỉ nói rõ ràng
Qua cơn ác mộng, lên đường Thuấn Nghiêu
Ngâm vào chèo đò:
Chiều chiều gió thổi hiu hiu
Trùng trùng sóng bạc sáo diều vi vu
Trăng thanh bẻ lái khoan hò
Bạn tiên rẽ sóng chèo đua trước đền
Cây si bóng mát kề bên
Bạn tiên hội họp trước đền hò ca
Người gần cho chí người xa
Rủ nhau lên Phủ tháng ba hội đền
Anh hùng thanh lịch thuyền quyên
Tâm hương phụng sự một niềm không sai
Thương ai hữu đức hữu tài
Ngư phường nông nghiệp đẹp người đẹp duyên
Tiền nhân vị liễu oan khiên
Tham sân tam nghiệp liên miên tháng ngày
Nhỡn quan thế hệ không hay
Minh đồ hoạ lạc tháng ngày nhuộm nhơ
Tâm chung hoả liệt không cờ
Mê mê sảng sảng trói vò chân tay
Chiêm bao mộng hiện đêm ngày
Báo cho mà biết cô rầy không dung
Thỉnh tu lễ sám tội căn
Thỉnh thánh hội đồng Cô Thoải ngự chơi
Thành tâm tiến bản văn mời
Tây Hồ Cô Thoải ngự vui tức thì




Văn phụ lục tiếp vần
Xá bắc:
Tục truyền Lãng Bạc xưa kia
Có loài cửu vĩ hồ ly hại người
Mẫu truyền cô kíp vâng lời
Thần thông pháp vũ dẹp loài tà tinh
Trừ yêu yêu hiện nguyên hình
Rõ ràng cửu vĩ hồ tinh khác thường
Dẹp loài yêu quái đã tan
Dạy dân xe chỉ kết làm thủ công
Chỉ ngũ sắc kết làm vòng
Nhớ tết Đoan ngọ đề phòng yêu ma
Nhân dân từ trẻ chí già
Kết quả cầu quả khế quạt hoa năm màu
Kết nhện kết túi tầng sâu
Khánh vòng quả lựu rượu bầu túi thơ
Chỉ ngũ sắc trói yêu tà
Ấy là tục lệ Cô Ba Tây Hồ
Hương thơm hoa ngát lễ nghi
Kim ngân sớ điệp tiến về các cung
Lễ riêng một chiếc thuyền rồng
Lẵng hoa cô quẩy thung dung xa gần
Tây Hồ, Tứ Tổng, Nhật Tân
Ruộng xanh hoa ngát hương xuân trẻ già
Bốn phương thiện tín gần xa
Rủ nhau hội Mẫu tháng ba tìm về
Nghe văn cảnh tỉnh sớm khuya
Tiếng chuông phụ Mẫu vọng về quê hương…



Văn Cô Bơ chèo đò (Bản 1)


Đêm qua chớp bể mưa dông
Nhác trông đã thấy thuyền rồng bơi xa
Phách nhất cô bẻ lái ra
Phách nhì giậm nhịp phách ba reo hò
Lên tiếng dô khoan (khoan khoan dô khoan)
Phách rằng phách nhất
Cô bẻ lái ra
Phách nhì giậm nhịp
Phách ba reo hò
Cô bơ chèo đò
Chèo năm ba mái
Không sai mái nào
Chèo đi các lạch
Sang sông hải hà
Tới đầu Cờn Môn
Tứ vị vua bà
Cắm sào đỗ lại
Xướng ca ba ngày
Lệnh thánh cô truyền
Khắp hết đông tây
Hoàn sinh cải tử
Ngày ngày ai đang
Cô lại chèo sang
Chèo vô Quán Cháo
Tới tỉnh Ninh bình
Vô chùa Non Nước
Lễ phật tụng kinh
Chèo về đền chính
Nhận đồng chấm lính
Chèo tới Giáp Ba
Chèo khắp hải hà
Chèo về Vân Cát
Chuông kêu đàn hát
Lễ vật xướng ca
Tháng ba hội Mẫu
Tới ngã tư Gôi
Lễ Mẫu đã rồi
Tới cây đa bóng
Cô chèo cho chóng
Tới phủ công đồng
Cô đứng cô trông
Sang đền Lục vị
Cô ngồi cô nghỉ
Lên chùa Thiên Hương
Lễ phật mười phương
Sang đền Mẫu Thượng
Cô chèo trở xuống
về Phủ Đức Vua
Khắp cả đền chùa
Về chơi lăng mẫu
Mặt trời gác sậu
Băng thú hằng hà
Ban công tiếp lộc
Ngày nay xe giá
Về đồng chèo chơi
Rằng thuyền rằng thuyền
Tới bến cô ơi
Xin cô Lễ Mẫu
Bỏ cầu noi lên đền










Văn Cô Bơ Chèo Đò (Bản 2)
Thuyền lan rước Mẫu qua sông
Độ muôn dân trăm họ thoát vòng gian nan
Nổi tiếng hò khoan (khoan khoan dô khoan)
Chân bước xuống thuyền) (khoan khoan hò khoan)
Chèo mở lái ra (khoan khoan dô khoan)
Hàn Thác chèo ra
Về Phủ Giáp Ba
Chèo về đền chính
Chèo ra Công Đồng
Chèo về Phủ Bóng
Cho tới đền Gôi
Tới nơi đền Lộ
Đền Dầm,đền Sở
Tới Ninh Xá từ
Đại lộ Đức Ông
Cô Bơ vui chơi
Đứng mũi thuyền rồng
Yêu mến thanh đồng
Lễ vật dâng hoa
Cô lại chèo ra
Về đền Cây Quế
Qua cửa Xích Đằng
Về đền Lảnh Giang
Bái yết Quan Đệ Tam
Rồi ngược dòng sông
Tới chùa Bồ Đề
Ghé qua đền Ghềnh
Chầu đức Mẫu Thoải
Lại đến đền Chầu
Chầu Đệ Tứ Khâm Sai
Qua cửa đền Rừng
Đền Rừng,đền Núi
Qua đền Cửa Sông
Yên Định,Thái Mỗ
Chèo về đền đây
Tới phủ tới đền
Đền xinh cảnh lịch
Bốn mùa phong quang
Thuyền rằng thuyền ai
Lơ lửng bên giang
Thuyền Cô Bơ Thoải
Rước Mẫu sang đền này
Tới bến cô ơi
Xin cô gác mái chèo bơi cô lên đền



Văn Cô Bơ Chèo Đò (Bản 3)


Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu mien
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Thuyền ai đỗ bến Cô Tô
Nửa đêm vang tiếng chuông chùa Hàn Sơn
Nổi tiếng hò khoan (khoan khoan dô khoan)
Cô bước xuống thuyền (khoan khoan hò khoan)
Phách nhất cô ơi (khoan khoan dô khoan)
Phách nhì giậm nhịp
Phách ba cầm chèo
Ghềnh đá cheo leo
Non xanh nước biếc
Phong ba bão táp
Cầm vững tay chèo
Vượt bể chèo ra
Ở trên không trung
Vũ trụ ngân hà
Dưới chân mây bạc
Sáng lòa bóng gương
Cá lượn từng đàn
Trắng xanh đen đỏ
Tôm vàng nhởn nhơ
Gió mát trăng thanh
Bẻ lái khoan hò
Thuyền cô Bơ Thoải
Chèo đua về đền
Bắt lái sang ngang
Chèo sang bên đền
Tới bến côn ơi
Xin cô gác mái chèo bơi lên đền





Văn Cô Bơ Chèo Đò (Bản 4)

Đò ai cắm ở bến sông
Đò Cô chở các thanh đồng vân du
Nổi tiếng hò khoan (khoan khoan dô khoan)
Chân bước xuống thuyền) (khoan khoan hò khoan)
Phách nhất cô ơi (khoan khoan dô khoan)
Phách nhì giậm nhịp
Phách ba cầm chèo
Xin cô mở lái ra
Hàn Thác chèo ra
Qua đền Phong Mục
Bên kia Cô Tám Chè
Núi cùng khe
Nhấp nhô cá bạc
Dăm ba mái nữa
Đỏ điều rực rỡ
Vận áo trắng hoa
Miệng lại cười duyên
Dâng câu vạn tuế
Mười hai cửa bể
Cô đã vân du
Kìa một mình Cô
Lên thác xuống ghềnh
Khắp hết mọi nơi
Cô đà vân du
Góc bể chân trời
Thông mây cưỡi gió
Cứu người trần gian
Bắt lái chèo về
Tới bản đền đây
Tới bến cô ơi
Xin cô gác mái chèo bơi lên đền